Khởi động kinh doanh

Chúng tôi cung cấp dịch vụ trọn gói từ việc soạn thảo các biểu mẫu theo yêu cầu, kiểm tra các tài liệu được cung cấp bởi khách hàng có phù hợp với quy định cũng như đại diện khách hàng làm việc với cơ quan quản lý địa phương để giúp khách hàng được cấp phép kinh doanh trong thời gian ngắn nhất.
SAVE TIME CREATING VALUE

Khởi Động Kinh Doanh Của Bạn Cùng Dịch Vụ Vượt Trội Và Khác Biệt Của AC&C

Chuyên viên tư vấn chuyên nghiệp

Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn một cách  rõ ràng và liền mạch các yêu cầu của chính phủ Việt Nam, loại bỏ sự nhầm lẫn và tiết kiệm thời gian cho khách hàng chuẩn bị hồ sơ theo yêu cầu

Xử lý nhanh chóng kịp thời

Chúng tôi hiểu rằng không có doanh nghiệp nào giống nhau, vì vậy các dịch vụ và giải pháp của chúng tôi được điều chỉnh phù hợp với nhu cầu và yêu cầu riêng của bạn.

Minh bạch chi phí

Chúng tôi cung cấp báo giá dựa trên nhu cầu của khách hàng, trong đó nêu rõ kết quả khách hàng nhận được và chi phí sẽ phải trả – không phát sinh thêm chi phí khác.

Tiết Kiệm Thời Gian Của Bạn

Chúng Tôi Cung Cấp Dịch VỤ Trọn Gói

Soạn thảo các tài liệu, biểu mẫu theo yêu cầu, đúng quy trình, quy định.
Kiểm tra kỹ lưỡng các tài liệu để đảm bảo phù hợp với các quy định hiện hành.
Đại diện khách hàng làm việc với cơ quan quản lý địa phương.
Đăng Ký Thành Lập Doanh Nghiệp

Quy trình chung để đăng ký thành lập doanh nghiệp

Việc đăng ký thành lập doanh nghiệp là bước quan trọng đầu tiên để biến ý tưởng kinh doanh của bạn thành hiện thực. Quy trình này gồm nhiều bước, từ việc chuẩn bị hồ sơ, soạn thảo các biểu mẫu cần thiết, đến kiểm tra và nộp tài liệu cho các cơ quan quản lý nhà nước.
Bước 1
Thông Tin Doanh Nghiệp
  • Loại hình doanh nghiệp
  • Nghành nghề kinh doanh
  • Tên doanh nghiệp
  • Địa chỉ doanh nghiệp
  • Thành viên góp vốn
  • Vốn điều lệ
  • Người đại diện pháp luật
Bước 2
Hồ Sơ Tài Liệu Doanh Nghiệp
  • Giấy đề nghị thành lập
  • doanh nghiệp
  • Điều lệ doanh nghiệp
  • Danh sách thành viên
  • Bản sao CCCD/Hộ chiếu
  • GCN đăng ký đầu tư
  • Giấy ủy quyền
  • Báo cáo tài chính được kiểm toán
  • Hợp đồng thuê trụ sở kinh doanh
  • Bản sao số dư tài khoản ngân hàng cam kết góp vốn
Bước 3
Nộp Hồ Sơ Thành Lập
  • Xác định cơ quan đăng ký
  • Nộp hồ sơ và lệ phí
  • Nhận giấy CN ĐKKD
  • Đăng bố cáo
Bước 4
Đăng Ký Mẫu Dấu
  • Thiết kế mẫu dấu
  • Khắc dấu
  • Đăng ký mẫu dấu
Bước 5
Các Thủ Tục Sau Thành Lập
  • In và treo bảng hiệu Công ty
  • Đăng ký chữ ký số
  • Mở tài khoản ngân hàng
  • Đăng ký thuế, chế độ kế toán
  • Nộp thuế môn bài
  • Thiết kế mẫu hóa đơn
  • Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử
  • Thông báo phát hành hóa đơn
  • Các thủ tục khác đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Chat với chuyên viên

Chat Với Chuyên Viên Tư Vấn để nhận được sự hỗ trợ và giải đáp thắc mắc về quy trình đăng ký thành lập doanh nghiệp một cách nhanh chóng và hiệu quả.

(*) Các hồ sơ thay đổi tùy theo loại hình doanh nghiệp và thành viên góp vốn cũng như yêu cầu công chứng và hợp pháp hóa lãnh sự các tài liệu này. Đối với nhà đầu tư nước ngoài, ngoài giấy phép đăng ký kinh doanh (ERC), nhà nước Việt Nam còn yêu cầu nhà đầu tư đăng ký dự án đầu tư để được cấp giấy chứng nhận đầu tư (IRC).

Loại Hình Doanh Nghiệp

Lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với mục đích kinh doanh của khách hàng

Chúng tôi có thể giúp bạn thành lập công ty 100% vốn nước ngoài hoặc doanh nghiệp liên doanh của nước ngoài và trong nước tại Việt Nam.
Công ty cổ phần
Phù hợp với doanh nghiệp có nhiều cổ đông và cấu trúc doanh nghiệp phức tạp
  • Có chức năng thương mại
  • Yêu cầu tối thiểu 3 cổ đông sáng lập
  • 100% vốn nước ngoài hoặc liên doanh
  • Cơ cấu quản lý phức tạp

Thời gian thành lập

06 - 08 tuần

Công ty trách nhiệm hữu hạn
Loại hình phổ biến nhất và phù hợp với hầu hết nhà đầu tư
  • Có chức năng thương mại
  • Số cổ đông không được vượt quá 50
  • 100% vốn nước ngoài hoặc liên doanh
  • Yêu cầu về đại diện pháp luật

Thời gian thành lập

06 - 08 tuần

Văn phòng đại diện
Phù hợp với nhà đầu tư nước ngoài trong giai đoạn tìm hiểu thị trường
  • Không có chức năng thương mại
  • Không yêu cầu vốn hay cổ đông
  • 100% sở hữu bởi trụ sở chính
  • Yêu cầu đại diện văn phòng đại diện

Thời gian thành lập

04 - 06 tuần

(*) Các hồ sơ thay đổi tùy theo loại hình doanh nghiệp và thành viên góp vốn cũng như yêu cầu công chứng và hợp pháp hóa lãnh sự các tài liệu này. Đối với nhà đầu tư nước ngoài, ngoài giấy phép đăng ký kinh doanh (ERC), nhà nước Việt Nam còn yêu cầu nhà đầu tư đăng ký dự án đầu tư để được cấp giấy chứng nhận đầu tư (IRC).

Giải Đáp Thắc Mắc

Các câu hỏi thông thường về thành lập doanh nghiệp

Theo quy định của pháp luật Quý khách hàng chỉ cần trên 18 tuổi không thuộc đối tượng không được thành lập quản lý doanh nghiệp là có thể khởi nghiệp và thành lập công ty.
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp hiện hành, việc kê khai vốn bao nhiêu là quyền của doanh nghiệp, doanh nghiệp tự kê khai và tự chịu trách nhiệm về vốn điều lệ của công ty. Ngoại trừ các ngành nghề có yêu cầu vốn pháp định doanh nghiệp phải đăng ký mức vốn theo quy định của pháp luật nhưng cũng không cần chứng minh nguồn vốn mà chỉ đảm bảo chịu trách nhiệm đối với nguồn vốn kê khai và đủ nguồn vốn ký quỹ theo quy định một số ngành nghề cụ thể.
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp hiện hành, việc kê khai vốn bao nhiêu là quyền của doanh nghiệp, doanh nghiệp tự kê khai và tự chịu trách nhiệm về vốn điều lệ của công ty. Ngoại trừ các ngành nghề có yêu cầu vốn pháp định doanh nghiệp phải đăng ký mức vốn theo quy định của pháp luật nhưng cũng không cần chứng minh nguồn vốn mà chỉ đảm bảo chịu trách nhiệm đối với nguồn vốn kê khai và đủ nguồn vốn ký quỹ theo quy định một số ngành nghề cụ thể.
Doanh nghiệp bắt buộc phải treo biển công ty tại trụ sở với các nội dung như sau: Tên cơ quan chủ quản (cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tức Sở Kế hoạch và Đầu tư), tên công ty, địa chỉ trụ sở, số điện thoại hoặc email (nếu có).

Hồ sơ thành lập công ty bao gồm:

1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

2. Điều lệ công ty.

3. Văn bản ủy quyền (nếu người nộp hồ sơ không phải người đại diện pháp luật công ty).

4. Danh sách thành viên ( Công ty TNHH 2 thành viên trở lên ) hoặc Danh sách cổ đông sáng lập ( Công ty cổ phần ).

5. Bản sao Giấy chứng thực cá nhân.

Sau khi được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp cần thực hiện các công việc:

+ Khắc con dấu công ty.

+ Mở tài khoản ngân hàng và đăng ký nộp thuế điện tử.

+ Nộp tờ khai thuế môn bài và đóng thuế môn bài.

+ Khai thuế ban đầu tại Chi cục thuế/Cục thuế quản lý .

+ Treo biển hiệu tại trụ sở công ty.

+ Đăng ký sử dụng Hóa đơn điện tử (nếu cần).

Sau khi được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp cần thực hiện các công việc:

+ Khắc con dấu công ty.

+ Mở tài khoản ngân hàng và đăng ký nộp thuế điện tử.

+ Nộp tờ khai thuế môn bài và đóng thuế môn bài.

+ Khai thuế ban đầu tại Chi cục thuế/Cục thuế quản lý .

+ Treo biển hiệu tại trụ sở công ty.

+ Đăng ký sử dụng Hóa đơn điện tử (nếu cần).

+ Đối với doanh nghiệp có vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng thì mức nộp thuế môn bài là 03 triệu đồng/năm.

+ Đối với doanh nghiệp có vốn điều lệ từ 10 tỷ trở xuống thì mức nộp thuế môn bài là 02 triệu đồng/năm.

+ Các địa điểm kinh doanh, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện thì mức nộp là 01 triệu đồng/năm.

Một công ty có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật. Tuy nhiên, pháp luật yêu cầu phải có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Nếu tất cả người đại diện theo pháp luật ở ngoài Việt Nam quá 30 ngày thì phải ủy quyền cho một bên khác thực hiện quyền của mình.

Khi thành lập công ty tại Việt Nam, các nhà đầu tư phải góp vốn điều lệ (giống như vốn cổ phần, mặc dù không có “cổ phiếu” chính thức nào được phát hành cho các công ty trách nhiệm hữu hạn tại Việt Nam) trong vòng 90 ngày kể từ ngày ERC được cấp.

Đối với nhà đầu tư nước ngoài, vốn phải đến từ tài khoản ngân hàng của họ ở nước ngoài và số tiền này cần được gửi đến Tài khoản vốn đầu tư trực tiếp (DICA) do công ty Việt Nam mở trước khi được chuyển vào tài khoản hoạt động của công ty và sử dụng cho mục đích hoạt động.

Cơ quan có thẩm quyền phải cấp IRC trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được đơn hợp lệ. Cũng cần có thời gian để đối chiếu tài liệu và hoàn thành các mẫu đơn, việc này có thể mất khá nhiều thời gian để tạo điều kiện thuận lợi.
Sau khi nhà đầu tư đã nhận được IRC, ERC của họ sẽ được Phòng Đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư xử lý. Cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp giấy chứng nhận trong vòng 3 ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn đăng ký đã điền đầy đủ, nhưng một lần nữa, các tài liệu và biểu mẫu đăng ký có thể kéo dài thêm thời gian cho quy trình.